5 Bản Thiết Kế Cho Câu Chuyện Thương Hiệu Của Bạn
Bạn đã có một sản phẩm tuyệt vời, hoặc dịch vụ, hoặc là cả hai. Bao bì, trang web và slogan của bạn đều tạo được dấu ấn riêng. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Để trở thành một thương hiệu, bạn cần phải có một câu chuyện. Câu chuyện thương hiệu của bạn cần lấy nền tảng cá nhân kết hợp với sứ mệnh của công ty để khiến khách hàng và nhà đầu tư lắng nghe. Hãy cùng chúng tôi giải mã 5 trong số những câu chuyện phổ biến nhất mà các thương hiệu thành công đã áp dụng cùng với một số lời khuyên về cách sử dụng chúng để viết nên thương hiệu của bạn vào chương tiếp theo.
Câu chuyện 1: “Cách lỗi thời cần phải được cải tiến”
Những cách cũ đã từng là nhanh nhất, rẻ nhất hay thậm chí là tốt nhất. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp đang lo lắng về một thuật ngữ mới “disruption” hay còn gọi là kẻ phá rối đang được sử dụng quá mức. Không có bất kỳ thắc mắc nào, nhưng luôn có lý do để câu chuyện này trở nên rầm rộ. Clark Howard- tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Living Large in Lean Times – nói rằng: “Trở thành một người phá rối, bạn phải duy trì tốc độ điều khiển cuộc chơi và phải đúng phương pháp”. Bạn cho rằng cách làm việc của bạn đang là nổi bật nhất, nó đã thay đổi sự cạnh tranh. Đúng vậy, người tiêu dùng luôn thích các nhà lãnh đạo giỏi.
Là kẻ gây rối, bạn sẵn sàng bắt đầu một doanh nghiệp mà người khác cho là điên rồ. Uber nghe có vẻ nhỏ bé – nhưng mọi người đã leo lên những chiếc xe hơi xa lạ thay vì gọi taxi? Vậy Casper – công ty bán nệm nhưng không hề có phòng trưng bày? Howard đưa ra một lời cảnh báo: Đừng tự đóng khung mình như một kẻ phá rối cho đến khi bạn thực sự phá vỡ điều gì đó. Đó là sự khác biệt giữa sự cường điệu trống rỗng và, như ông nói, công ty “mới lạ và thú vị” mà bạn muốn xây dựng.
The story in action:
Giống như gần như tất cả mọi người trên thế giới, Ernie Garcia đã từng không thích cách bán xe đã qua sử dụng. Vì vậy, ông đã tạo ra Carvana có trụ sở tại Phoenix, một trang web mua xe đã qua sử dụng cho phép người tiêu dùng tìm kiếm, tài trợ, buôn bán và giao xe mà không cần giao dịch với nhân viên bán hàng. “Chúng tôi quyết định xây dựng một cái gì đó tốt hơn bằng cách tạo ra sự tin tưởng – và sau đó nó trở thành câu chuyện”, anh ta cho biết. “Người dân thường xuyên phàn nàn về việc mua một chiếc xe hơi, nhưng mà ngành công nghiệp này, thật kỳ lạ, đã miễn dịch với sự thay đổi trong hơn 75 năm qua. Đã có công nghệ để cải thiện ngành công nghiệp xe hơi trong một thời gian, nhưng quá trình giao dịch lại khá phức tạp.”
Người tiêu dùng nhìn thấy con đường cũ không còn hiệu quả. Và đó là lý do tại sao, kể từ khi ra mắt năm 2013, Carvana đã huy động được 300 triệu đô la từ các nhà đầu tư và đang trên đường đạt được doanh thu hàng năm là 200 triệu đô la.
Câu chuyện 2: “Không có gì như thế này tồn tại, vì vậy chúng tôi đã tạo ra nó.
Đây có lẽ là câu chuyện phổ biến nhất trong tất cả các câu chuyện thương hiệu: Tôi muốn nó nhưng không thể tìm thấy ở bất cứ đâu, vì vậy tôi đã tạo ra nó. Nó hấp dẫn bởi vì nó rất đơn giản và dễ hiểu: CEO đã từng như bạn, khách hàng thân mến. “Xây dựng các thương hiệu thành công ngày nay đòi hỏi sự kết hợp giữa kinh doanh thông minh và trí tuệ”, Chadwick Boyd một giám đốc tiếp thị thương hiệu cho biết. “Người tiêu dùng có thể muốn điều đó. Họ muốn được cung cấp một cái gì mà đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống thường ngày”.
Và có một mẹo nhỏ cho loại câu chuyện này: Bạn có thể kể nó ngay cả khi, một sản phẩm mà bạn làm ra đã tồn tại trước khi bạn xuất hiện. Tại sao? Bởi vì đó không phải là sản phẩm của bạn, nó đánh vào nhu cầu thị trường. Hãy nhìn cách của Harry, công ty dao cạo đã mô tả nguồn gốc của nó: “Giống như hầu hết mọi người, từ lâu chúng ta đã phải lựa chọn giữa những chiếc dao cạo râu có giá quá cao nhưng không đáng và dao cạo giá rẻ, chất lượng thấp lại không tôn trọng khuôn mặt mình”. Điều đó có đúng với mọi dao cạo râu đã ra đời trước đó? Có thể không – nhưng nếu Harry có thể thuyết phục khách hàng về câu chuyện của mình, họ chỉ cần nói về giá trị của nó.
The story in action:
“Nếu bạn đến Whole Foods, bạn sẽ thấy 48 món mù tạt và 57 món salad trộn.”,Reggie Milligan cho biết. Ông theo dõi sự bùng nổ của các lựa chọn trở lại thời kỳ suy thoái, khi những nhà thực phẩm bắt đầu tung ra các loại thức ăn nhỏ ra bên ngoài. Bây giờ có những thứ tuyệt vời ngoài kia, nhưng Milligan chỉ ra rằng người tiêu dùng đều nghĩ, tôi cần ai đó đưa ra lựa chọn cho mình và tôi cần một thương hiệu có thể tin tưởng được. Vì vậy, ông đã tạo ra thương hiệu cho riêng mình: Mantry, giao hàng mỗi tháng các loại thực phẩm nhỏ cho nam giới, những người đã chi 1,5 triệu đô la để mua các sản phẩm như vậy kể từ năm 2012. (Tại sao chỉ dành cho nam giới? Bởi vì nó cung cấp cho ông một cái phễu – một khách hàng cụ thể để phục vụ. “Nếu bạn nói chuyện với tất cả mọi người”, anh ấy nói,” “bạn chẳng nói chuyện với ai cả.”)
Hiện tại, “có quá nhiều sự lựa chọn” là câu chuyện thương hiệu của anh ấy. Nó thể hiện tất cả các loại tìm kiếm, vì vậy khách hàng của anh ta chỉ có thể tập trung vào việc ăn uống.
Câu chuyện 3: ”Chúng tôi biết vấn đề của bạn và chúng tôi có giải pháp”
Nếu doanh nghiệp của bạn không giải quyết được vấn đề của bất kỳ ai ở một nơi nào đó, thì rõ ràng đó sẽ là doanh nghiệp tồn tại chỉ trong thời gian ngắn. Thế nhưng câu chuyện này cụ thể hơn thế: nó xác định một vấn đề mà khách hàng của bạn thậm chí còn không nghĩ tới. “Nói về nhu cầu cụ thể”, ông Heather Stephenson, người đứng đầu chiến lược thương hiệu tại Super – một dịch vụ thuê bao sửa chữa tại nhà – đã huy động được 3,6 triệu đô la nguồn vốn. “Bạn thực sự phải hiểu khách hàng của mình”
Câu chuyện này không nên mất nhiều thời gian để kể. Đôi khi chỉ cần một vài từ. Hãy xem cách thức Grizzly Labs giới thiệu sản phẩm của mình, một ứng dụng smartphone quét các tài liệu: “Trang bị cho nhân viên của bạn với Genius Scan và bạn sẽ không cần họ quay lại văn phòng chỉ để truy cập tài liệu”. Câu chuyện không hẳn là về sản phẩm mà là về nhân viên của họ. Đối với người dùng phù hợp, nó hoàn toàn là hữu ích.

The story in action:
HoneyBook cung cấp rất nhiều dịch vụ phức tạp – kế toán, mua hàng, lập hóa đơn, ký kết hợp đồng và nhiều hơn nữa. Nó có những thứ lấn át mọi người trong ngành tổ chức sự kiện, những khách hàng mục tiêu của HoneyBook. Nhưng hãy truy cập HoneyBook.com, và điều đầu tiên bạn nhìn thấy là một dòng chữ lớn nói rằng hãy lấy lại cuộc sống của bạn. Đó là câu chuyện của công ty: “nó là vì lợi ích, không phải do tính năng”,Shadiah Sigala, người đồng sáng lập cho hay. Và khá thẳng thắn, các tính năng nghe có vẻ nản chí từ lúc đầu. Đó là lý do tại sao Sigala giữ sự tập trung vào tính đơn giản. “Chúng tôi giải quyết vấn đề bằng cách giảm bớt các mối lo của bạn”, cô nói.
Có bao nhiêu người muốn được giải quyết các rắc rối đó? Công ty đã huy động được hơn 32 triệu đô la và doanh số tăng gấp 25 lần trong năm qua.
Câu chuyện 4: “Biết cách cho đi”
Điều gì có thể ấm áp và nhân văn hơn một mô hình kinh doanh có trách nhiệm xã hội? Có nghĩa là: một mô hình kinh doanh có trách nhiệm xã hội mà khách hàng cảm thấy họ đang làm vì những lý do đúng đắn. Các công ty như Toms thường thu hút sự chú ý bằng cách kể câu chuyện từ thiện của họ – nhưng sau đó hàng loạt các doanh nghiệp khác đã làm theo, và các câu hỏi bắt đầu được đặt ra về việc một số công ty này hữu ích như thế nào. Một sự đồng thuận đã xuất hiện: Một chương trình thay đổi cuộc sống tốt hơn nhiều so với một chương trình chỉ đưa ra những thứ miễn phí. “Giúp đỡ mọi người bằng cách cho phép họ sử dụng tài năng và sức mạnh của mình để có việc làm hoặc thoát nghèo giúp cải thiện tình trạng kinh tế, tâm lý và xã hội của họ”, ông Laura Ullrich, trợ lý trưởng của Đại học Winthrop về đổi mới và năng suất cho biết.
The story in action:
Susty Party tạo ra bộ đồ ăn thân thiện với môi trường mà được bán trong Whole Food. Và nó bao gồm cả hai loại câu chuyện đã nói ở trên. Đó là “không có gì giống như thế này tồn tại”: Emily Doubilet đã tổ chức các sự kiện ở Brooklyn để nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường nhưng không thể tìm thấy đồ dùng bằng bạc đẹp nhưng có thể phân hủy. Vì vậy, cô ấy và Jessica Holsey, người đồng sáng lập đã tạo ra chúng. Nhưng còn hơn thế nữa, hầu hết các sản phẩm của họ được sản xuất bởi các nhà máy phi lợi nhuận ở Hoa Kỳ đang thuê người khiếm thị. Điều đó cho phép Doubilet hợp tác với công ty của cô ấy theo cách: “Bạn muốn thay đổi thế giới? Hãy thay đổi hệ thống”. Susty Party đã thực hiện các thay đổi đó; và hiện tại họ mời người tiêu dùng làm điều tương tự (tất nhiên, bắt đầu bằng cách sử dụng bộ đồ ăn của họ.)
Câu chuyện 5: “Hãy tin tưởng chúng tôi; chúng tôi không có gì để che giấu.”
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thương hiệu
“Hộp thư đến của tôi đầy ắp tin nhắn từ những người muốn tôi mua sản phẩm và dịch vụ của họ”, ông Kim Gorsuch, người sáng lập Weeva, một công ty khởi nghiệp ở Austin chuyên thiết kế các loại sách cá nhân. Vậy làm thế nào để mọi người quyết định làm kinh doanh với ai? Gorsuch nói rằng ta phải tự hỏi bản thân rằng: “Tôi sẽ tin tưởng ai? Tôi nên tin vào ai?”
Đối với một số câu chuyện thương hiệu, câu trả lời trở thành cốt lõi câu chuyện của họ. Những thương hiệu này không chỉ đáng tin cậy – như tất cả các thương hiệu nên có – mà còn hứa sẽ tiết lộ những điều về doanh nghiệp của họ mà các đối thủ cạnh tranh không bao giờ làm được. T-Mobile đã trở lại trong cuộc chơi: họ liên tục kêu gọi các thủ thuật định giá ngành công nghiệp điện thoại và được báo chí phỏng vấn. Sự minh bạch có thể là một tuyên bố mạnh mẽ. Chỉ cần chắc chắn thực hiện được nó.
The story in action:
Công ty may mặc trực tuyến Everlane đã thực hiện một đợt giảm giá kích thích tư duy vào mùa đông này: Đối với nhiều sản phẩm, người mua hàng có thể chọn trong số ba mức giá – nhưng mỗi thứ đều có thông tin cụ thể. Giá rẻ nhất “bao gồm chi phí sản xuất và vận chuyển của chúng tôi”, công ty cho biết. Mức thứ hai, giúp trang trải chi phí, đầu tư vào tăng trưởng, v.v. Nó là một phần của công ty “minh bạch triệt để”, và nó được gọi là – mở rộng để cung cấp chi tiết về sản xuất, giá cả và nhiều hơn nữa. Khẩu hiệu của họ: “Biết rõ nhà máy của bạn. Biết rõ chi phí của bạn. Luôn luôn hỏi tại sao.”
Câu chuyện gây được tiếng vang với người dùng: Doanh số hàng năm của công ty 6 năm tuổi hiện được ước tính ở phía bắc là 35 triệu đô la (mặc dù, họ đã không xác nhận điều đó). Nhưng có lẽ quan trọng hơn, câu chuyện mà Everlane đã kể lại trở thành câu chuyện mà người khác kể về Everlane. Báo chí – như bài viết này ngay tại đây! – hầu như luôn luôn là về tính minh bạch và giá cả, củng cố thông điệp Everlane. Nó có cả một chu kỳ kể chuyện.
Nguồn: 5 Blueprints for Your Brand’s Story
Kirsten Ott Palladino
Là Công ty thiết kế hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, Smartbrand ghi dấu ấn với nhiều dự án thiết kế bộ nhận diện sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong thực tiễn. Nếu bạn đang ấp ủ một câu chuyện muốn gửi gắm qua dự án kinh doanh của mình thì hãy chia sẻ ngay với chúng tôi. Được đồng hành cùng bạn thiết kế logo, xây dựng thương hiệu, hoàn thiện và phát triển những câu chuyện thương hiệu chính là sứ mệnh và niềm hạnh phúc của chúng tôi. Smartbrand cam kết sẽ cùng doanh nghiệp tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, thông minh, hiện đại và hiệu quả.
Bên trên là chia sẻ về nội dung: 5 Bản Thiết Kế Cho Câu Chuyện Thương Hiệu Của Bạn Bên cạnh đó, Smartbrand cung cấp các dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, hãy tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp trong hệ thống Smartbrand bao gồm:
eSmart : là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. eSmart luôn đồng hành và hỗ trợ Doanh nghiệp trên con đường kinh doanh thông qua các giải pháp thiết thực từ những dịch vụ cung cấp: Cho thuê văn phòng chia sẻ, chỗ ngồi làm việc cố định, co-working space, phòng làm việc riêng…..
Smarttax : là một đại lý thuế an tâm, có hơn 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Kế toán – Thuế cho các doanh nghiệp tại Tp.HCM, với đầy đủ chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế công nhận. Ngoài ra, Smarttax còn cung cấp các dịch vụ khác như: dịch vụ quyết toán Thuế, dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, đăng ký bảo hiểm xã hội, đăng ký lao động…với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm.
eConnect : eConnect là tổ chức kết nối kinh doanh do eSmart thành lập dành cho các thành viên là doanh nghiệp cùng chia sẻ kiến thức, cùng phát triển và cùng thành công trên chặng đường lập nghiệp.
================================================================
Smartbrand – Kiến tạo thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn
Hotline: 0936.360.888
Email: info@dichvu.smartbrand.vn
Địa chỉ: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Website: www.Smartbrand.vn
- Written by: eSmart Corp
- Posted on: 28/02/2020
- Tags: thương hiệu