5 Nguyên Tắc Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiện Đại Mà Doanh Nghiệp Cần Phải Chuẩn Bị Là Gì?
Để có thể đạt được doanh thu cao, các Doanh nghiệp hiện nay đang phải làm một bài toán khó để có những chiến lược kinh doanh thực tiễn, va chạm trực tiếp với khách hàng. Hầu như, các nhà lãnh đạo hoặc các Startup khởi nghiệp đều rất thích nói chuyện về những chủ đề liên quan tới “Chiến lược kinh doanh” hay “Quản trị chiến lược” bởi nó thể hiện được tầm kiến thức và độ hiểu biết của bản thân. Việc đưa ra những chiến lược kinh doanh sáng suốt là kỹ năng mặc nhiên các chủ Doanh nghiệp phải có để đưa doanh nghiệp của mình đến với thành công.
Dưới đây là bài viết bao gồm 5 nguyên tắc về xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại mà Doanh nghiệp bạn có thể tham khảo để triển khai.
Chiến lược kinh doanh: Xác định mục tiêu dài hạn
Các Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu mà mình muốn đạt được sau khoảng thời gian xác định là gì? Mục tiêu được nhắc đến như doanh số, vị thế cạnh tranh (thị phần), quy mô …
Ví dụ: Tham khảo thêm quy tắc S.M.A.R.T về lập mục tiêu như sau:
- S = Specific: mục tiêu phải xác định rõ ràng, cụ thể
- M = Measurable: phải đo lường được
- A = Attainable: mục tiêu cần thách thức nhưng phải đạt được. Tức là khi xác lập mục tiêu cần lưu ý đến các yếu tố như: nguồn lực của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của đối thủ …
- R = Relevant: mục tiêu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, có kết quả thực tế chứ ko phải thể hiện bằng số hoạt động
- T = Time bound: có mốc thời gian đạt được.
Có một sai lầm lớn phổ biến tại các Doanh nghiệp nhỏ đó chính là quên mất lập mục tiêu. Họ có đủ lý do để biện minh như: “nhỏ mà cần gì mục tiêu”. Bên cạnh đó, một một mục tiêu tốt cũng giống như kim chỉ nam cho các hoạt động của Doanh nghiệp. Điều này giúp rút ngắn đường đến thành công cho các Doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh: Khảo sát và phân tích thị trường
Để có một chiến lực kinh doanh hiệu quả, bạn cần hiểu về thị trường, về các đối thủ và vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Phân tích SWOT có thể giúp bạn trong việc này.
SWOT là từ đại diện cho:
- S – strengths: thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì.
- W- weaknesses: điểm yếu nào của doanh nghiệp có thể bị khai thác.
- O – opportunities: có các cơ hội nào trên thị trường có thể khai thác.
- T – Threats – các mối đe dọa nào có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.
Có nhiều mô hình phân tích khác như PEST hay ma trận BCG, nhưng SWOT thường được dùng phổ biến nhất.
Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh để khác biệt
Trong tất cả các cuộc thi như thể thao, nghệ thuật,… thường chỉ có duy nhất một người chiến thắng, ngược lại so với trong kinh doanh, có ba, bốn Doanh nghiệp cùng ngành dẫn đầu là chuyện hết sức thường tình.
Có thể, nhiều Doanh nghiệp đang còn mặc định sai rằng chiến lược của Doanh nghiệp phải trở thành đơn vị xuất sắc nhất, là đơn vị tốt nhất của ngành đó. Nhưng nhiệm vụ đó thật khó có thể thực hiện được.
Doanh nghiệp của bạn sẽ không thành công nếu chiến lược kinh doanh của bạn là cố gắng đánh bật đối thủ mạnh nhất trong ngành. Thay vào đó, hãy bắt chước mọi đường đi nước bước của họ và hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để thành công.
Chiến lược kinh doanh: Xác định đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến , bởi vì xác định chính xác khách hàng mục tiêu thực sự quan trọng bởi nếu làm tốt sẽ giúp làm tăng khả năng mua hàng và giảm thiểu những chi phí marketing không đáng có vào các đối tượng khách. Đây là vai trò rất lớn trong việc mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận. Do đó, trước khi tiến hành triển khai bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào. Việc đầu tiên là phải xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên nhiều tiêu chí phù hợp với thương hiệu. hàng không phù hợp.
Chiến lược kinh doanh: Không ngại thay đổi
Khi bạn không thay đổi, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang đứng yên và dậm chân tại chỗ. Điển hình cho ví dụ về việc sợ hãi không dám thay đổi đó chính là thương hiệu Nokia.
Các đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi theo thời gian, công nghệ ngày càng cải tiến. Do đó, yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.
Việc thay đổi sản phẩm của chính mình cũng là cách để các thương hiệu kéo dài sự trường tồn sản phẩm của mình.
Bên trên là chia sẻ về nội dung: 5 Nguyên Tắc Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiện Đại Bên cạnh đó, Smartbrand cung cấp các dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, hãy tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp trong hệ thống Smartbrand bao gồm:
eSmart : là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. eSmart luôn đồng hành và hỗ trợ Doanh nghiệp trên con đường kinh doanh thông qua các giải pháp thiết thực từ những dịch vụ cung cấp: Cho thuê văn phòng chia sẻ, chỗ ngồi làm việc cố định, co-working space, phòng làm việc riêng…..
Smarttax : là một đại lý thuế an tâm, có hơn 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Kế toán – Thuế cho các doanh nghiệp tại Tp.HCM, với đầy đủ chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế công nhận. Ngoài ra, Smarttax còn cung cấp các dịch vụ khác như: dịch vụ quyết toán Thuế, dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, đăng ký bảo hiểm xã hội, đăng ký lao động…với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm.
eConnect : eConnect là tổ chức kết nối kinh doanh do eSmart thành lập dành cho các thành viên là doanh nghiệp cùng chia sẻ kiến thức, cùng phát triển và cùng thành công trên chặng đường lập nghiệp.
================================================================
Smartbrand – Kiến tạo thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn
Hotline: 0936.360.888
Email: info@dichvu.smartbrand.vn
Địa chỉ: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Website: www.Smartbrand.vn