Nghệ Thuật Thiết Kế Không Có Gì

Nghệ Thuật Thiết Kế Không Có Gì

Nhiều chủ cửa hàng thường phạm sai lầm, khi quá chú trọng vào sự chi tiết của sản phẩm họ cung cấp mà bỏ qua lợi ích và trải nghiệm mà sản phẩm đó mang lại. Họ xem bản thân mình như một người bán sản phẩm, hơn là người mang lại giải pháp cho những vấn đề mà khách hàng gặp phải. Một nhà sản xuất mũi khoan có thể cho rằng khách hàng cần một cái mũi khoan. Nhưng cái mà khách hàng quan tâm ở đây là các lỗ được khoan, hoặc nói một cách dễ hiểu hơn là giải pháp mang lại từ cái mũi khoan đó.

Nghệ Thuật Thiết Kế Không Có Gì

Những chủ cửa hàng này có thể bị “cận thị marketing”. Họ quá tập trung vào những nhu cầu trước mắt và quên đi những mong muốn thật sự của khách hàng. Họ quên rằng mục đích thật sự của một sản phẩm chính là để giải quyết vấn đề của khách hàng. Do vậy, nhà bán hàng sẽ gặp rắc rối nếu sản phẩm của họ bị cạnh tranh bởi một sản phẩm khác mang lại hiệu quả cao hơn và chi phí lại thấp hơn. Trong trường hợp này, khách hàng ắt hẳn sẽ muốn sử dụng sản phẩm mới.

Một thương nhân ở Isarel đã tham gia thị trường kinh doanh bằng một quán cà phê mang tên Café Ke’ilu (được dịch là cà phê tạo niềm tin).

Người quản lí Nir Caspi đã trả lời phóng viên rằng mọi người đến quán cà phê để gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, không phải vì thức ăn hay đồ uống. Khi đến đây bạn sẽ được phục vụ những chiếc đĩa và ly trống không với mức giá 3 USD vào ngày thường và 6 USD vào cuối tuần cho những “trải nghiệm xã hội” này.

(Trích từ “Nguyên tắc Marketing – Philip Kotler)

Nghệ thuật thiết kế không có gì

Một nhà hàng nằm ở một trong những bị trí đắc địa nhất ở Isarel đã phát minh ra một ý tưởng để thu hút khách hàng. Đó chính là quán cà phê Ke’ilu, nơi tạo cho khách hàng của mình cơ hội để trải nghiệm đi ăn mà không có “đồ ăn”. Theo BBC, đây là một “thiên đường” dành cho những người sành điệu bởi vì khi đến đây và cầm trên tay tờ thực đơn, bạn sẽ bất ngờ vì đó chỉ là một tờ giấy trắng.

Xuất phát từ ý tưởng đưa văn hóa cà phê lên một tầm cao hơn, chủ nhà hàng nói rằng ở đây chúng tôi bán “phong cách”, không phải đồ ăn hay thức uống.

Khách hàng có thể chọn bất cứ thứ gì họ muốn từ thực đơn với đủ hết tất cả các món trên thế giới, nhưng cái mà họ nhận được sẽ là một chiếc đĩa trắng. Và niềm vui cho việc tận hưởng bữa ăn “vô hình” này sẽ tốn của họ 5 USD. Cũng như vậy, nếu khách hàng kêu một ly cà phê, những gì họ nhận được sẽ là một cái ly trống không.

Một khách hàng tên Ronen đã nói “Có một sự khác biệt rất lớn của quán cà phê này so với các quán khác, ở đây họ bán không gian chứ không bán thức ăn, nước uống”.

Nữ phục vụ quán, Mairev thì cho biết “Nơi này đặc biệt rất thu hút những người thích ăn uống. Họ rất ấn tượng với phong cách thiết kế của quán và cho rằng điều này thật sự hấp dẫn”.

Khi bước vào quán, bạn sẽ thật sự không rẻ rời mắt khỏi cách họ sắp xếp những chai rượu rỗng, những cái lon rỗng một cách đầy nghệ thuật. Nhưng tất cả những ai chỉ thoáng nhìn qua thì lại cho rằng đây là một trò đùa.

Một khách hàng cho hay “Tôi thấy thật sự rất kì lạ. Tôi chưa từng thấy nhà hàng nào như vậy. Bạn đến đây để “không” ăn uống gì hết. Thậm chí bạn có thể đến chỗ phục vụ và nói bạn muốn gọi thêm món và điều này thật sợ rất kì cục”.

Có thể điều này ngớ ngẩn, nhưng chủ quán nói rằng doanh thu từ việc này là rất tốt, và quán cũng đang có kế hoạch mở rộng thêm. Bên cạnh đó, quán cà phê này đang cân nhắc cung cấp thêm dịch vụ mang đi và dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách có nhu cầu.

Nguồn: Israel’s latest in designer nothingness